Monday, September 11, 2017

Bài 6 - Biến toàn cục, biến địa phương

Đây cũng là một khái niệm bạn cần chú ý khi mới học.
Một biến được khai báo sẽ có giá trị trong cái ngoặc mở và đóng chứa biến đó.
Tạo một class có tên six.
Copy vào các dòng sau
static int so=10;
public static void main(String args[]) {       
System.out.println("Giá tri cua so là : "+so);
}
Chạy chương trình để thấy màn hình Console in ra số 10.

Bây giờ thêm dòng sau vào trong lệnh main.
int so=8;

Bây giờ chạy chương trình màn hình lại in ra số 8, biến so ở trong lệnh main và ở ngoài là khác nhau, biến ngoài gọi là biến toàn cục, bên trong gọi là biến địa phương.
Một biến khai báo ngay sau dấu mở của Class sẽ là biến toàn cục, nó sẽ được Eclipse tô màu xanh. Các biến địa phương có màu đen.
Biến địa phương chỉ có giá trị trong cái ngoặc giới hạn của nó, hãy thêm dòng sau vào lệnh main.
int b=5;
Bên ngoài ngoặc đóng lệnh main thêm dòng.
int a=so+b;

Eclipse sẽ báo lỗi chưa khai báo của b, vì b ở trên chỉ dùng được trong phạm vị lệnh main mà thôi. Nó có màu đen tức là biến địa phương.
Trong khi a và so có màu xanh vì chúng thuộc về cái ngoặc ngoài tức là biến toàn cục của cả Class.
Bây giờ chuyển b lên trên, ra ngoài lệnh main, b sẽ có màu xanh, nó trở thành biến toàn cục và lỗi cũng hết.

Khi mới học bạn không nên đặt tên biến địa phương trùng với biến toàn cục vì có thể nhầm. Lúc sau quên mất mình đang tính toán với giá trị nào.

Các ngoặc trong Java phân chia phạm vi của các biến, nếu không để ý, mỗi khi khai báo biến mới, cứ thấy nó màu xanh là bạn biết đó là biến toàn cục, đen là địa phương, vậy sẽ không bị nhầm.

No comments:

Post a Comment