Bạn tải java về cài vào máy tính. Cấu hình máy tính bình thường, không cần
mạnh, Ram 1- 2G là được rồi.
Có thể dùng
Eclipse hoặc Android Studio để học Java. Nếu dùng Eclipse, phải cài Java 8. Tôi dùng Eclipse để hướng dẫn,
trên Android Studio cũng tương tự, cửa sổ có thể hơi khác. Muốn tích hợp Android SDK có thể xem hướng dẫn tại đây.
Cài xong, mở
Eclipse ra, trên cùng bên trái nhấn File > New > Java Project
Tại cửa sổ
bung ra, ghi tên baidau, ấn finish.
Nháy đúp vào
chữ baidau, nháy chuột phải vào chữ src New > Class
Tại cửa sổ bật
ra, đặt tên first, finish, màn hình sẽ trông như sau.
Nếu bạn dùng
Android Studio, Netbean thì tạo class mới cũng tương tự.
Copy các dòng
sau vào trong dấu ngoặc class (nếu chưa có sẵn).
public static void
main(String args[])
{
String name="Hello World !";
System.out.println(name);
}
Vào run chọn
run hoặc chọn cái dấu tam giác chấm xanh bên dưới. Nếu có thông báo như sau.
Bạn tích vào
chỗ Always save resources before launcing, lần sau sẽ không hiện ra nữa.
Nhìn vào chỗ
có chữ Console ở dưới, bạn đã có chương trình Java đầu tiên của mình.
Nếu không thấy
màn hình Console, thì trên thanh bar của Eclipse, bạn vào Window > Show View
> Console để đưa nó ra.
Bạn có thể thắc
mắc public
là gì, static
là gì, void là gì. Đó gọi là các từ khóa của Java.
Nói ra thì dài nhưng mới học bạn không cần quan tâm đến chúng. Cả dòng
Sysem.out.println cũng vậy, chỉ cần biết đó là cái lệnh để in ra màn hình, vậy
thôi.
Từ đây, bạn sẽ
luôn sử dụng lệnh in ra màn hình này. Để gõ tắt, bạn gõ sys rồi nhấn tổ hợp
phím Ctrl+Space, một cửa sổ gợi ý bật ra để bạn chọn cả đoạn lệnh, ấn Enter để
chọn, không cần gõ từng chữ.
Trong đoạn lệnh
trên, chỉ chú ý tới dòng String name="Hello World !";
String nghĩa
là chuỗi, chữ, đó là kiểu dữ liệu của biến name.
Bây giờ, hay
sửa name thành nam
xem, màn hình Eclipse sẽ như sau
Dấn đỏ và gạch
chân báo cho bạn biết đã có lỗi, gạch chân chữ name
tức là lỗi ở đó.
Trong lập
trình chữ name gọi là biến, dòng String name=”Hello World !”; gọi là khai báo biến. Vì bạn đã
sửa thành nam nên bên dưới chữ name có dấu đỏ
do nó chưa được khai báo.
Hãy sửa name
thành nam, dấu đỏ sẽ hết.
Để gõ tiếng
Viêt, trên thanh bar Eclipse, nháy vào Window > Preferences, tại cửa sổ bật
ra, nháy đúp vào General, nháy Workspace, bên dưới chỗ text file endcoding chọn
other, UTF-8, nhấn OK.
Bây giờ hãy sửa
thành String nam=”Nguyễn Văn A”, thêm vào dòng sau
Int age=20;
Sửa dòng
System.out.prinlt thành System.out.println(
nam + " is "+ age + "
years old!");
Màn
hình in ra Nguyen Van A is 20 years old!
Bạn
xem ảnh trên sẽ thấy dòng
thành System.out.println( nam) đã bị mờ đi. Phía trước
nó có 2 dấu gạch, đó gọi là Comment. Để biến cả đoạn dài thành
Khi
bạn lập trình, code có thể rất dài, phức tạp, để nhắc mình chỗ này đang làm gì,
bạn comment vào đó. Hôm sau làm tiếp xem lại chỗ cũ dễ nhớ ra.
Bất
cứ dòng nào không dùng nữa cũng có thể comment, nếu xóa đi lúc sau có thể bạn lại
cần, vì thế comment để nó đấy sẽ tiện hơn.
Bây giờ hãy
nhìn chữ int
trước chữ age. Ta gọi đó là khai báo biến age dạng số nguyên. Nó sẽ khác biến
nam, name dạng chữ.
Int, String gọi là các kiểu dữ liệu, sẽ thường
xuyên dùng. String là chữ, int là số.
Khi ta viết String
a=”8” thì nó là chuỗi, int a=8 thì nó là số.
Để chuyển chuỗi
thành số ta có thể dùng lệnh
int a=Integer.parseInt(String);
Ngược lại để chuyển số thành chuỗi ta dùng lệnh.
String b=String.valueOf(number);
Hãy thực hành
tiếp như sau.
Thử xóa đi một
dấu ngoặc ở cuối, sẽ có một dấu đỏ báo chương trình bị lỗi. Thêm ngoặc vào lại
hết. Vậy luôn nhớ rằng bạn mở bao nhiêu ngoặc thì phải đóng lại bấy nhiêu. Khi
thấy lỗi đỏ mà không biết tại sao, thử di chuột vào đó xem Eclipse báo lỗi gì.
Gõ tiếp
String gioi="Nam";
if(gioi.equals("Nam")){
System.out.println(
nam + " là con trai ");
}
Ta vừa so
sánh String gioi với chữ “Nam”, để so sánh 2 chuỗi, ta dùng .equals() chứ không
dùng dấu bằng == như với số, quên điều này có thể bị lỗi dù chương trình vẫn chạy
bình thường. Nếu bạn sửa thành dấu == nó vẫn chạy nhưng sau này vào Android, nó
thành lỗi rất khó tìm vì Eclipse không báo gì cả. Bạn chỉ biết có lỗi ở đâu đó
nên kết quả không như ý. Lúc đó hãy kiểm tra xem có dùng dấu == để so sánh chuỗi
không vì bạn rất dễ quên, cứ dùng bừa đi.
Cho hai dấu gạch
comment vào trước dòng System.out.println(
nam + " is "+ age + "
years old!");
Gõ tiếp int
a=12; int b = 15;
age=a+b;
System.out.println(age);
Bây giờ màn hình sẽ in ra số 27. Ở trên age là 20 nhưng giờ
là 27 do ta đã gán giá trị age=a+b.
Máy
tính đọc các dòng lệnh từ trên xuống dưới, mỗi khi bạn gán giá trị mới cho biến
thì giá trị cũ sẽ mất đi.
Gõ xuống dưới
dòng age=a+b;
if(a>b){
age=10;
}
else{
age=100;
}
Chạy thử
để màn hình hiện số 100.
Bây giờ
xóa đoạn else đi, chạy thử, bạn thấy màn hình Console vẫn ra số 27.
Đó chính là sự
khác nhau của lệnh if có đuôi else và không có đuôi else.
Nếu có đuôi
else, khi lệnh if không đúng, tức a không lớn hơn b thì age sẽ bằng 100. Nếu chỉ
có lệnh if thì age sẽ vẫn là 27, tức giá trị của dòng a+b.
Ban đầu bạn
có thể lúng túng không biết lúc nào cần đuôi else, lúc nào không. Cứ thực hành
những code tương tự thế này bạn sẽ tự biết khi nào cần, khi nào không.
Gõ tiếp như
sau
for(int i=0;i<age;i++){
if(i>10)
System.out.println(i);
}
}
Chú ý cho
dòng System.out.println vào trong vòng lặp for. Màn hình Console giờ in ra
các số từ 11 đến 26.
Vòng
lặp for dùng để lặp lại một lệnh nào đó. Ở trên nếu i lớn hơn 10 thì in ra các
giá trị i. Bạn hãy tự nghĩ sẽ thấy, bắt đầu chạy nó sẽ là i=0, vì i không lớn
hơn 10 nếu nó không in ra, tiếp theo i=2,3..v.v cứ thế đến lúc bằng 11 nó bắt đầu
in ra.
Tức
là nó chạy từng giá trị i một, nó là một lệnh nhưng tăng dần i lên.
Sửa
lệnh if trong for thành if(i%2==0), chạy thử, màn hình in ra các sỗ chẵn từ 0 đến 27. Dấu %
có nghĩa là chia lấy phần dư, nếu chia 2 số dư bằng 0 tức là số chẵn, bằng 1 là
số lẻ.
Sửa
if thành if(i%5==0), chạy thử, màn
hình in ra các số chia hết cho 5
If
ở đây không có đuôi else, vì ta không quan tâm những số còn lại, chỉ lấy những
số thỏa điều kiện để in ra thôi.
Tiếp
theo, rào dòng code System.out.println trong lệnh for lại
Gõ
tiếp
double c=12.5;
double d=c/7;
System.out.println(d);
Chữ
double có nghĩa đó là số thập phân, dấu gạch là phép chia, màn hình in ra một số
thập phân dài.
Copy
dòng này vào trên lệnh in, sẽ có lỗi đỏ
DecimalFormat f = new DecimalFormat("#.##");
Bạn
ấn tổ hợp Ctrl+Shift+O để nhập thư viện cần dùng vào, bên trên cùng đoạn code sẽ
có dòng import. Bạn không cần nhớ các thư viện, cần thì import là xong.
Bây
giờ gõ tiếp
String lamtron=f.format(d);
System.out.println(lamtron);
Bây giờ sẽ in ra màn hình số 1.71 tức đã được làm tròn. Lệnh DecimalFormat
đó dùng để làm tròn
số thập phân. Muốn có bao nhiêu số sau dấu phảy bạn sửa số dấu #, 2 số sau dấu
phảy là 2 dấu #
Bài tập
Dấu nhân
là dấu * trên số 8, chia là dấu /, hãy tự tính nhân chia các số, làm tròn kết
quả để có 3, 4 chữ số sau dấu phảy.
Chia 19
cho 3, làm tròn còn hai số sau dấu phảy.
In ra
màn hình các số lẻ từ 1 đến 100
In ra
màn hình các số chia hết cho 3, hoặc 6, hoặc 9 trong khoảng từ 1 đến 100
Nhân
liên tiếp các số từ 1 đến n bất kỳ.
Dùng lệnh
if như sau, tạo String cacngay=”Thứ hai”, nếu cacngay là thứ hai, in ra màn
hình số 2, thứ 3 số 3, cứ vậy, chủ nhật số 8. Đổi giá trị String cacngay để thấy
kết quả in ra khác nhau.
No comments:
Post a Comment